Ngành hành pháp của chính phủ Nhật, được biết đến như Nội Các, đã thông qua một số dự thảo với mục đích hiện đại hóa ngành công nghiệp thanh toán của Nhật và nhìn nhận các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin có “chức năng tương tự như tiền thật.”
Dự thảo tạo nên sự thúc đẩy tiền tệ công nghệ mới cho phép các ngân hàng bắt đầu áp dụng hệ thống thanh toán mới, cho phép các công ty liên ngân hàng áp dụng lần đầu tiên các công nghệ mới. Các mục đích khác bao gồm việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và giúp đỡ các ngân hàng nhỏ hơn trong khu vực củng cố và quản lý quỹ.
Sự công nhận đặc biệt đối với các loại tiền tệ kỹ thuật số có chức năng như tiền giấy, bao gồm cả chức năng thực hiện thanh toán và trung chuyển kỹ thuật số. Một tuần trước, cơ quan chính phủ đề xuất định nghĩa cho Bitcoin và các các loại tiền tệ kỹ thuật số bao gồm cả chức năng sử dụng như hệ thống thanh toán, đặc biệt đề cập cụm từ ‘phương tiện trao đổi,” đó là một phần quan trọng của định nghĩa nguyên thủy của tiền tệ.
Để ngăn chặn rửa tiền, và cung cấp sự bảo vệ tăng cường cho người dùng tiền tệ kỹ thuật số trong tương lai, một loạt các quy định trong dự thảo tập trung vào việc đăng ký và quy định của các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số, và đề nghị nên đặt nó dưới sự quản lý của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật (FSA).
Những quy định đối với tiền tệ kỹ thuật số để đáp lại yêu cầu hành động của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF), một cơ quan quốc tế dẫn đầu trong việc nỗ lực chống lại vấn nạn rửa tiền (AML) và Tài trợ Khủng bố (CFT). Trong tháng 6/2015, FATF công bố báo cáo hướng dẫn về các loại tiền tệ kỹ thuật số, nêu rõ việc chuyển đổi các loại tiền tệ kỹ thuật số sử dụng phương pháp tiếp cận đo lường độ rủi ro theo AML/CFT.
“Tiền tệ kỹ thuật số là đại diện kỹ thuật số của giá trị, có thể trao đổi và có chức năng như (1) phương tiện trao đổi; và/hoặc (2) một đơn vị kế toán; và/hoặc (3) lưu trữ của cải, nhưng không có tư cách pháp lý… Tiền tệ kỹ thuật số được phân biệt với tiền giấy (còn được gọi là “tiền tệ thật,” “tiền thật,” hoặc “đồng tiền quốc gia”), là đồng tiền xu hoặc giấy của một quốc gia được chỉ định là có tư cách pháp lý; lưu hành; được sử dụng và chấp nhận thông dụng như là một phương tiện trao đổi trong quốc gia mà nó được phát hành.”
– Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính
Trong một bài báo cáo độc lập, viện SWIFT chỉ ra rằng nhiều các nước châu Á đang mơ hồ về hướng đi của mình đối với các loại tiền tệ kỹ thuật số, ngược lại với Mỹ.
“Cách tiếp cận các loại tiền tệ kỹ thuật số của các quốc gia châu Á được đánh giá là khá khác biệt so với Mỹ. Trong khi các nhà hành luật Mỹ đang tiến hành những nỗ lực trong việc đem các loại tiền tệ kỹ thuật số vào trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, bao gồm cả quy định AML và CFT, hầu hết các quốc gia châu Á lại tiếp tục để tiền tệ kỹ thuật số bên ngoài khuôn khổ pháp luật.”
– SWIFT
“Chính phủ Nhật đã đi xa hơn trong việc xem tiền kỹ thuật số là hàng hóa và cũng đã hỗ trợ việc thành lập một cơ quan tự quản lý, Cục Thẩm Quyền Tài Sản Điện Tử Nhật Bản (JADA). JADA khuyến cáo các đơn vị điều hành tài sản kỹ thuật số đăng ký, cung cấp thông tin cho khách hàng, áp dụng các biện pháp an ninh là AML mạnh mẽ, và tuân thủ các nguyên tắc KYC.”
– SWIFT
Mặc dù đã có rất nhiều sự chỉnh sửa đối với Đạo luật Nhật về Phòng chống Chuyển tiền Tội phạm dựa trên khuyến cáo sửa đổi của FATF, Nhật Bản vẫn chưa khắc phục được nhiều bất cập, FATF đã nhanh chóng kêu gọi nhà nước “ban hành luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố,” trong năm 2014.
“FATF lo lắng về việc Nhật liên tục thất bại trong việc khắc phục rất nhiều thiết sót nghiêm trọng được nêu ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 vào tháng 10/2008, bất chấp cam kết chính trị cấp cao của Nhật…FATF khuyến khích Nhật nhanh chóng giải quyết những thiếu sót AML/CFT, bao gồm việc thông qua những đạo luật cần thiết. FATF sẽ tiếp tục theo dõi sự tiến bộ của Nhật.”
– Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính
“Tiền tệ kỹ thuật số không có tư cách pháp lý trong bất kỳ phạm vi quyền hạn nào. Hướng dẫn này đề cập về loại tiền kỹ thuật số có khả năng ‘chuyển đổi’. Loại tiền tệ kỹ thuật số này hoặc có giá trị tương đương với tiền tệ thật, hoặc có thể hành động thay thế như tiền tệ thật.”
– Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính
Trong khi đó, một cuộc tranh luận mạnh mẽ đã nổ ra giữa các nhà làm luật Nhật về việc có nên áp dụng các luật thuế hiện hành trên sự tiêu thụ Bitcoin hay không. Như Bộ trưởng Tài chính Taro chỉ ra trong buổi họp ủy ban ngân sách vào tháng 2, Nhật không đơn độc trong việc đánh thuế Bitcoin. Đồng thời cũng đưa Úc ra như một ví dụ về nền kinh tế lớn cũng có bước đi như vậy. Thậm chí Nhật là nước duy nhất trong 7 nền kinh tế mạnh nhất, đưa ra những cuộc vận động để kết thúc việc đánh thuế Bitcoin: “Thuế sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng cạnh tranh của Nhật.”
Con số 8% thuế tiêu thụ hiện đang áp dụng trên Bitcoin đã gây ra những tình huống không lường trước và tạo ra cơ hội cho người bán Bitcoin quốc tế. Theo luật pháp Nhật Bản, nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ được thu qua hải quan, nhưng tiền tệ kỹ thuật số dễ dàng thông qua hải quan, thế nên điều này tạo ra thêm lợi nhuận cho các đại lý nước ngoài bán Bitcoin cho người dân Nhật.
Những giao dịch chuyển vốn ra khỏi nước Nhật ngày càng tăng. Yuzo Kano, Cục trưởng Cục Thẩm Quyền Tài Sản Điện Tử Nhật Bản, đã thông báo cho Nikkei về tình hình này, nói rõ Nhật Bản “cần một sân chơi bình đẳng cho phép các doanh nghiệp Nhật cạnh tranh công bằng với nước ngoài.” Cuộc tranh luận về thuế bitcoin vẫn đang tiếp tục.
Tất cả các tin tức này ập đến trong khi Nhật và cộng đồng Bitcoin vẫn đang hồi phục từ cuộc sụp đổ và trộm cắp tại sàn giao dịch Bitcoin MtGox năm 2014, trụ sở tại Tokyo. Khi sàn đóng cửa đột ngột, CEO lúc bấy giờ là Mark Karpeles – quốc tịch Pháp đã thừa nhận mất tài sản trị giá 40 tỷ Yên, bao gồm Đô La Mỹ và Bitcoin.
Trong khi Nhật đang đi qua dự luật công nhập tiền kỹ thuật số cũng tương tự như tiền tệ thật, nó vẫn chưa có tư cách pháp lý. Theo Ngân hàng Nhật Bản Bank of Japan (BOJ), tư cách pháp lý chỉ được trao cho tiền giấy phát hành bởi BOJ và tiền xu chính phủ ban hành, nhưng phương tiện thanh toán khác, như tín phiếu, séc và thẻ trả trước được quản lý bởi các luật khác, như là ‘Luật Tín phiếu’ , ‘Luật Séc’ và ‘Luật thẻ trả trước.’
“Về phương tiện thanh toán, tiền giấy do Ngân hàng Nhật Bản và tiền xu do chính phủ ban hành được nhận tư cách pháp lý lần lượt dưới Luật Ngân hàng Nhật Bản và Đơn vị Tiền tệ và Luật Phát hành Tiền xu.”
– Ngân hàng Nhật Bản
Dịch: Nguyễn Trần Bảo Phương
Nguồn: Japanese push to regulate exchanges and recognize bitcoins as asset-like money – Brave New Coin
Nguồn: Japanese push to regulate exchanges and recognize bitcoins as asset-like money – Brave New Coin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét