Thủ tướng Italia ông Matteo Renzi đã tuyên bố từ chức sau thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý vào hôm chủ nhật (04/12/2016) theo giờ địa phương.
Kết quả trưng cầu cho thấy đại đa số người dân Italia bầu chọn "Hiến pháp ở lại". Trước đó, ông Matteo Renzi đã cam kết sẽ từ chức nếu thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp này.
Thất bại này càng cho thấy xu hướng dân tuý ngày càng có dấu hiệu gia tăng trên thế giới. Điển hình là quyết định rời khỏi khối Liên minh EU của Vương Quốc Anh, hay việc Donald Trump đắc cử Tổng thống ở Mỹ.
Đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất
Ngay sau tuyên bố của ông Renzi, đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 tháng qua. Các nhà phân tích cho rằng việc ông Renzi thất bại đồng nghĩa với nền kinh tế Italia sẽ không được cải cách và hệ thống ngân hàng của nước này sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng. Sự bất ổn này sẽ nhanh chóng lan ra ở khắp châu Âu.
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này được xem như một chiến thắng của đảng Phong trào Năm sao (MS5). Mục tiêu của đảng này là giành thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý tiếp theo và xem lại mối quan hệ giữa Italia và Liên minh EU.
Beppe Grillo nhà lãnh đạo của đảng Phong trào Năm sao (MS5) phát biểu:
"Chúng tôi cần năm ngày làm việc. Chúng tôi đề nghị tất cả phải bắt đầu làm việc vào ngày mai để có một luật bầu cử mới trong vòng một tuần. Chúng tôi cần phải bỏ phiếu càng sớm càng tốt. Các đảng chính trị sẽ làm tất cả họ những gì họ có thể để kéo dài thêm thời gian".
Frexit là lựa chọn
Đây sẽ là một lựa chọn nếu như bà Marine Le Pen có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào năm tới.
Ý là một nền kinh tế lớn thứ tư trong khối Liên minh châu Âu, và là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của EU ước tính là 16.5 nghìn tỷ Euro trong năm 2016, chiếm hơn 22% GDP toàn thế giới. Với việc Vương quốc Anh rời khỏi khối này vào đầu năm nay, tiếp theo có thể là Pháp trong năm tới thì các khái niệm về Liên minh châu Âu và đồng tiền chung Euro có thể không còn tồn tại.
Ý là một nền kinh tế lớn thứ tư trong khối Liên minh châu Âu, và là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của EU ước tính là 16.5 nghìn tỷ Euro trong năm 2016, chiếm hơn 22% GDP toàn thế giới. Với việc Vương quốc Anh rời khỏi khối này vào đầu năm nay, tiếp theo có thể là Pháp trong năm tới thì các khái niệm về Liên minh châu Âu và đồng tiền chung Euro có thể không còn tồn tại.
Nơi trú ẩn an toàn
Bitcoin đã được nhìn thấy và sử dụng như một "nơi trú ẩn an toàn" trên toàn thế giới kể từ khi vụ khủng hoảng của Ngân hàng Síp vào tháng 4 năm 2013. Sức mạnh của đồng Euro đã giảm theo thời gian, điều này đã dẫn đến sự suy thoái của Liên minh châu Âu gần đây, bao gồm Hy Lạp vào năm ngoái và Vương quốc Anh đầu năm nay. Các cuộc khủng hoảng tiếp theo trong tương lai sẽ cho thấy sức mạnh của tiền điện tử, Bitcoin có thể đạt mốc giá $800 là điều chắc chắn xảy ra.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét