Mối quan hệ chính trị không tốt đẹp với Trung Quốc có thể bị xem là vấn đề không hề nhỏ đối với bất kỳ quốc gia nào. Đối với Mông Cổ, điều này thậm chí có thể đồng nghĩa với một vụ vỡ nợ cấp quốc gia.
Theo hãng tin CNBC, Mông Cổ - quốc gia Trung Á với nền kinh tế hiện gần như không tăng trưởng và thâm hụt ngân sách tương đương 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2016 - đang rất cần vốn vay nước ngoài để trả nợ vào năm tới. Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia nhận định rằng, trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc có thể là quốc gia duy nhất sẵn lòng cho Mông Cổ vay với điều kiện ưu đãi.
Theo hãng tin CNBC, Mông Cổ - quốc gia Trung Á với nền kinh tế hiện gần như không tăng trưởng và thâm hụt ngân sách tương đương 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2016 - đang rất cần vốn vay nước ngoài để trả nợ vào năm tới. Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia nhận định rằng, trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc có thể là quốc gia duy nhất sẵn lòng cho Mông Cổ vay với điều kiện ưu đãi.
Trước đây, Trung Quốc thực ra đã bắt đầu đàm phán với Mông Cổ về việc cho nước này vay tiền. Tuy vậy, cuộc đàm phán đã bị hoãn lại sau khi tranh cãi xảy ra giữa hai quốc gia láng giềng, đặt Ulaanbaatar vào tình thế nguy hiểm với khoản nợ trái phiếu 580 triệu USD đáo hạn vào tháng 3 năm tới.
“Việc hoãn đàm phán Mông Cổ-Trung Quốc làm gia tăng lo ngại trên thị trường về một vụ vỡ nợ của Mông Cổ vào mùa xuân năm 2017”, nhà phân tích cấp cao Emily Stromquist thuộc Eurasia nhận xét.
Tranh cãi giữa hai nước bắt nguồn từ việc nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma, tới thăm Mông Cổ hồi tháng 11. Bắc Kinh không hài lòng về chuyến thăm này, dẫn tới việc Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa cơ bản nhập khẩu từ Mông Cổ và tạm thời đóng cửa một trạm thông quan chủ chốt giữa biên giới hai nước.
“Sau đó, Trung Quốc đã nối lại gần như mọi hoạt động bình thường với Mông Cổ, ngoại trừ đàm phán cấp vốn vay cho nước này”, bà Stromquist cho hay.
“Mông Cổ vẫn đang hy vọng Trung Quốc sẽ khởi động lại cuộc đàm phán, nhưng họ tạm thời phải đi tìm một nguồn vốn vay khác có điều kiện ưu đãi, đặc biệt là lãi suất thấp, tương tự như khoản vay mà Trung Quốc có thể cung cấp”, vị chuyên gia giải thích.
Chính phủ của Thủ tướng Mông Cổ Jargaltulga Erdenebat đang đề nghị sự giúp đỡ từ một số quốc gia khác, nhưng triển vọng được cấp vốn khá u ám.
“Những cuộc đàm phán trước đây với Singapore đã đổ bể sau khi Mông Cổ cho rằng điều kiện cho vay mà Singapore đưa ra là quá khắt khe và lãi suất quá cao. Nhật Bản cũng đề xuất hỗ trợ, nhưng chỉ thông qua các định chế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng nghĩa với việc Mông Cổ phải tuân thủ nguyên tắc của những tổ chức này”, bà Stromquist nói.
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Ấn Độ là vài trong số những quốc gia khác mà Mông Cổ đã tiếp cận để xin vay vốn, nhưng những nước này có thể đưa ra những điều khoản cho vay ngặt nghèo hơn so với Trung Quốc, bởi lẽ họ không có nhiều lợi ích trong việc giúp đỡ Mông Cổ - theo bà Stromquist.
“Nếu cuộc đàm phán với Trung Quốc không được nối lại sớm, hay không có một giải pháp thay thế khác, Mông Cổ nhiều khả năng sẽ vỡ nợ”, vị chuyên gia kết luận.
Theo vneconomy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét